Chi tiết Sản phẩm
Quy trình Công nghệ sản xuất bánh Snack
Bánh snack hiện nay là xu hướng là thực Phẩm ăn nhẹ tiện lợi và cung cấp năng lượng cần thiết hiện nay so với các đồ ăn vặt khác.
Tinh bột Acetylate tăng độ sánh giúp bề mặt bánh Snack bóng, Giòn và Dai hơn.
Sơ Đồ Quy Trình Sản xuất bánh Snack:
Quá trình sản xuất bánh snack:
Gồm các bước chi tiết như sau:
1/ Nguyên liệu: Nguyên liệu chính
Từ rau quả tươi: Rau quả tươi, không dập, héo, Không bị hư, sâu, Có kích thước đồng đều.
Nguyên liệu sau khi thu họach nên được bảo quản trong kho lạnh ở 8 – 10oC hoặc sử dụng trực tiếp.
-Từ tinh bột: tinh bột khoai mì, kết hợp tinh bột biến tính trong sản xuất thực phẩm.
– Nguyên liệu phụ:
Đường
Muối
Bột ngọt
Chất bảo quản
Màu thực phẩm
2/ Xử lý sơ bộ:
Ngâm: loại bỏ tạp chất (đất, cát) bám dính trên bề mặt vỏ quả.
Loại vỏ: loại bỏ chất bẩn, tăng về mặt cảm quan cho sản phẩm.
Rửa: rửa sạch lớp vỏ còn dính bên ngoài, rửa bằng nước lạnh và muối cho sạch khuần.
Đối với nguyên liệu từ tinh bột cần phải phối trộn với nước, đường, muối theo tỷ lệ tùy thuộc vào từng công ty.
-Đầu tiên tinh bột được đưa vào thùng quay với tốc độ 60 vòng/phút.
– Sau đó phun dầu và nước vào. Mục đích: giúp cho các hạt bột rời ra và hút nước tạo độ ẩm thích hợp từ 13 – 15%.
– Quay thùng khoảng 5 phút, sau đó cho các nguyên liệu phụ vào.
3/ Tạo hình:
Cố định kích thước, chiều dài bánh để thuận tiện cho quá trình bao gói, vận chuyển. Ngoài ra, để tăng tính cảm quan, có thể tạo các hình dạng giống nhau như hình xoằn ốc, hình tam giác,…
Đối với nguyên liệu rau quả tươi: Tiến hành cắt lát dạng khoanh tròn dày 1 – 2mm hoặc dạng khoanh dài.
Đối với nguyên liệu tinh bột: Cho vào các máy tạo hình hoặc ép khối bột thành dạng mỏng rời dùng khuôn tạo hình cho bột.
-Khâu này rất quan trọng. cùng với việc kết hợp với Acetylated Starch sẽ giứp tăng độ sánh , cải thiện độ Sáng bóng cho sản phẩm.
– Hạ thấp nhiệt độ đông keo của tinh bột, giúp giảm giá thành trong sản xuất cho doanh nghiệp.
4/ Rửa:
Đối với nguyên liệu rau quả tươi cần rửa sau khi tạo hình để loại sạch các chất bẩn có thể dính trên bể mặt thiết bị cắt hoặc trong quá trình vận chuyển trên băng chuyền.
5/ Chiên:
Cố định sản phẩm (đối với nguyên liệu tinh bột), tạo độ giòn xốp, giảm độ ẩm xuống còn 2 – 3% thuận tiện cho quá trình bảo quản về sau.
Nhiệt độ: 180 – 200oC.
Thời gian: 2 phút.
6/ Tẩm gia vị:
Tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Phương pháp thực hiện: phun sương ở nhiệt độ 50 -60oC.
Phun gia vị trước (muối, đường, màu thực phẩm), sau đó phun dầu. Dầu có tác dụng tạo độ béo cho sản phẩm, dầu cũng là tác nhân ngăn ẩm giữa bánh (lát rau quả) và lớp bột hương bám trên bể mặt.
7/ Làm lạnh:
Với nhiệt độ quá cao sau khi chiên không thể đóng gói nên cần làm lạnh bánh đến nhiệt độ xung quanh và tiến hành bao gói nhanh chóng. Vì bánh sau khi chiên rất dễ hút ẩm và sẽ làm bánh mềm.
8/ Đóng gói chân không:
Mục đích: giúp sản phẩm tránh tiếp xúc với không khí và các átc nhân về độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật bên ngoài làm cho sản phẩm không giữ được tính chất dặc trưng. Và cũng tăng tính cảm quan cũng như vệ sinh cho sản phẩm.
Yêu cầu sau khi đóng gói: bao bì đóng gói không bị hở mí, lệch mí, sản phẩm không bị biến dạng.